Chú thích Charlie_Chaplin

  1. Một cuộc điều tra của MI5 năm 1952 không tìm thấy bất cứ giấy tờ liên quan tới việc khai sinh Chaplin.[4] Người viết tiểu sử Chaplin, David Robinson ghi nhận rằng không có gì ngạc nhiên khi cha mẹ ông không đăng ký khai sinh: "Đối với những nghệ sĩ rạp hát, thường xuyên di chuyển (nếu họ may mắn) từ thành phố này tới thành phố khác, rất dễ để họ trì hoãn và cuối cùng quên hẳn việc chính thức hóa này, và thời đó hình phạt (cho việc không khai sinh) không nghiêm khắc hoặc không được thực thi nghiêm túc".[3] Năm 2011 một lá thư gửi tới Chaplin trong những năm 1970 lần đầu hé lộ rằng ông có thể đã sinh ra trên một chiếc xe ngựa của người Di-ganBlack Patch Park thuộc Smethwick, Staffordshire. Con trai của Chaplin là Michael cho rằng thông tin trong bức thư phải có ý nghĩa như thế nào với Chaplin thì ông mới cất giữ nó như vậy.[5] Về ngày sinh, Chaplin tin rằng nó là 16 tháng 4,nhưng một thông báo trên ấn bản 11 tháng 5 năm 1889 của The Magnet khẳng định rằng ngày đó phải là 15 tháng 4.[6]
  2. Sydney sinh khi Hannah Chaplin mới 19 tuổi. Người ta không biết chắc cha đẻ của Sydney là ai, nhưng Hannah tuyên bố đó là một người đàn ông mạng họ Hawkes.[8]
  3. Hannah bị ốm tháng 5 năm 1896 và phải nhập viện. Hội đồng Southwark quyết định rằng cần phải gửi đứa trẻ tới trại tế bần "do sự vắng mặt của người cha và sự thiếu thốn ốm đau của người mẹ".[15]
  4. Theo Chaplin, khi Hannah bị la ó phải rời sân khấu, ông bầu bèn chọn cậu - vì cậu đứng ngay trong cánh gà - tiếp tục đóng thay. Ông nhớ rằng mình đã trình diễn tự tin, nhận được nhiều tiếng cười và ngợi khen từ khán giả.[27]
  5. The Eight Lancashire Lads còn tiếp tục lưu diễn cho tới 1908; người ta chưa kiểm chứng được thời điểm nào Chaplin rời nhóm này nhưng A. J. Marriot tin rằng vào tháng 12 năm 1900.[30]
  6. William Gillette cùng viết vở kịch Sherlock Holmes với Arthur Conan Doyle, và tham gia đóng vai này kể từ khi nó bắt đầu khởi chiếu ở New York năm 1899. Ông tới Luân Đôn năm 1905 để xuất hiện trong một vở kịch mới, Clarice. Vở này ít khách, và Gillette viết một tác phẩm nối tiếp mang tên The Painful Predicament of Sherlock Holmes. Chaplin tới Luân Đôn ban đầu chính là để tham gia vở kịch ngắn này. Sau ba đêm diễn, Gillette quyết định ngừng Clarice và thay bằng Sherlock Holmes. Chaplin làm Gillette đặc biệt hài lòng trong The Painful Predicament dến mực ông tiếp tục được thủ vai Billy trong toàn vở kịch chính.[38]
  7. Chaplin thử tạo nên một "diễn viên hài Do Thái", nhưng tiết mục ít được đón nhận và phải dừng chỉ sau một lần diễn.[45]
  8. Robinson ghi nhận rằng "điều này không hẳn đúng lắm: nhân vật cần mất một năm hoặc hơn để tiến hóa tới những chiều kích đầy đủ của nó và ngay cả sau đó - vốn chính là sức mạnh đặc biệt của nó - sẽ tiếp tục tiến hóa trong toàn bộ phần còn lại sự nghiệp của ông".[64]
  9. Trong tiếng Pháp, Charlot (nói gọn của Charles/Charlie) được dùng làm tên gọi Tramp.[65] Các tựa phim của Chaplin cũng có tên rất khác so với tên gốc khi dịch sang tiếng Pháp, chẳng hạn "One A.M" thành "Charlot rentre tard" (Sác-lô về trễ), hay "Kid Auto Races at Venice" thành "Charlot est content de lui" (Sác-lô hài lòng về anh ta). Tiếng Việt mượn chữ này và dùng "Sác-lô" để chỉ không phân biệt nhân vật (Tramp) và con người đời thực (Chaplin)
  10. Sau khi rời Essanay, Chaplin vướng vào một tranh cãi pháp lý với công ty này kéo dài tới tận năm 1922. Nó xảy ra khi khi Essanay kéo dài phim cuối cùng của ông ở đây, Burlesque on Carmen, từ phim hai cuộn thành phim truyện mà không tham khảo ý kiến của ông, bằng cách thêm các đoạn ông cắt bỏ cùng những đoạn mới do Leo White quay. Khi phim ra mắt tháng 4 năm 1916, Chaplin nộp đơn xin lệnh cấm của tòa án để ngăn cản phân phối phim, nhưng vụ kiện bị tòa bác. Đáp trả, Essanay cáo buộc Chaplin đã phá vỡ hợp đồng, mà theo họ đã được sửa đổi tháng 7 năm 1915 bao gồm một điều khoản theo đó ông đồng ý 'giúp đỡ trong việc sản xuất' mười phim hai cuộn thực hiện trước tháng 1 năm 1916 để đổi lại nhận được 10 nghìn đô tiền thưởng cho mỗi phim. Ông sản xuất được 5 phim cho tới thời điểm rời công ty, và Essanay kiện đòi ông đền bù 500 nghìn đô la. Thêm vào đó, Essanay cũng biên tập một phim nữa, Triple Trouble (1918), từ các cảnh phim Chaplin cắt bỏ của một dự án chưa hoàn thành mang tên Life, cũng như cảnh mới do White thực hiện.[91]
  11. Đại sứ quán Anh ở Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố rằng: "[Chaplin] cũng có giá trị với nước Anh với việc kiếm những khoản tiển lớn và đăng ký mua công phiếu chiến tranh, không kém gì với việc anh ta nằm trên chiến hào."[107]
  12. Trong hồi ký của mình, Lita Grey sau này nói rằng phần nhiều những cáo buộc của cô bị "mở rộng hoặc bị bóp méo một cách khéo léo và gây sốc" bởi các luật sư của bà.[164]
  13. Chaplin rời Hoa Kỳ ngày 31 tháng 1 năm 1931, và quay lại ngày 10 tháng 6 năm 1932.[191] Ông dành nhiều tháng để du lịch khắp Tây Âu, bao gồm những chặng nghỉ ở PhápThụy Sĩ, và đột nhiên quyết định tới thăm Nhật Bản.[192]
  14. Chaplin sau này nói rằng nếu ông biết mức độ tàn ác của các hành vi do Đảng Nazi gây ra thì ông đã không làm bộ phim; "Giá mà tôi biết những điều khủng khiếp thực sự về những trại tập trung Đức, tôi đã không thể làm The Great Dictator; tôi không thể nào biến thành truyện cười từ sự điên rồ sát nhân của bọn Nazi."[215]
  15. Những phỏng đoán về nguồn gốc chủng tộc của Chaplin tồn tại từ những buổi đầu tiên ông mới nổi danh, và người ta thường tường thuật rằng ong là một người Do Thái. Nghiên cứu đã cho thấy không có bằng chứng nào về điều này, và khi một phóng viên hỏi Chaplin năm 1915 rằng tin đồn đó có đúng không, Chaplin trả lời, "Tôi không có cái vận hạnh đó." Đảng Nazi tin rằng ông là người Do Thái và cấm The Gold Rush với cớ này. Chaplin đáp lại bằng cách đóng vai một người Do Thái trong The Great Dictator và tuyên bố, "Tôi làm phim này vì những người Do Thái trên thế giới."[220]
  16. Tháng 12 năm 1942, Barry đột nhập vào nhà Chaplin với một khẩu súng ngắn và đe dọa tự tử trong khi chĩa súng vào ông. Tình trạng này kéo dài tới tận sáng hôm sau, cuối cùng Chaplin cũng tước được súng từ tay cô. Barry đột nhập vào nhà Chaplin lần thứ hai cũng vào tháng đó, và ông báo cảnh sát bắt cô. Sau đó Barry còn bị khởi tố vì sống vô gia cư tháng 1 năm 1943 - Barry không thể trả hóa đơn khách sạn, và đi lang thang trên các con phố Beverly Hills sau khi uống quá nhiều thuốc an thần.[230]
  17. Theo bên công tố, Chaplin đã vi phạm đạo luật này khi ông trả tiền cho chuyến đi của Barry tới New York tháng 10 năm 1942, khi ông cũng tới thăm thành phố. Cả Chaplin và Barry đồng ý rằng họ đã gặp nhau trong thời gian ngắn ngủi ở đây và, theo Barry, đã có quan hệ tình dục với nhau.[232] Chaplin tuyên bố rằng lần cuối ông thân mật với Barry là tháng 5 năm 1942.[233]
  18. Carol Ann có nhóm máu B, Barry nhóm máu A, còn Chaplin nhóm máu O. Ở California thời điểm đó, phép thử máu chưa được công nhận làm bằng chứng trong các phiên xử.[237]
  19. Chaplin và O'Neill gặp nhau ngày 30 tháng 10 năm 1942 và kết hôn ngày 16 tháng 6 năm 1943 tại Carpinteria, California[240] Được tin này Eugene O'Neill từ con.[241]
  20. Chaplin đã thu hút sự chú ý của FBI từ lâu, hồ sơ của họ đề cập tới ông lần đầu tiên là năm 1922. J. Edgar Hoover lần đầu tiên yêu cầu một Thẻ Chỉ mục An ninh của ông từ tháng 9 năm 1946, nhưng văn phòng Los Angeles office đáp ứng chậm chạp và chỉ bắt đầu điều tra tích cực từ mùa xuân năm sau.[262] FBI cũng yêu cầu nhận được trợ giúp từ MI5, đặc biệt là trong việc điều tra những tuyên bố sai sự thực Chaplin không sinh ở Anh mà ở Pháp hoặc thậm chí Đông Âu, và rằng tên thật của ông là một Israel Thornstein nào đó. MI5 không tìm thấy bất kỳ bằng chứng rằng Chaplin tham gia vào Đảng Cộng sản.[263]
  21. Nhại từ warmonger thường dùng để lên án nước Mỹ buôn vũ khí cho cả hai phe[264]
  22. Tháng 11 năm 1947, Chaplin yêu cầu Pablo Picasso tổ chức một cuộc biểu tình ngoài tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Paris để phản đối thủ tục trục xuất Hanns Eisler, và tháng 12 năm đó, ông tham gia vào một thỉnh nguyện thư đòi chấm dứt quá trình trục xuất. Năm 1948, Chaplin ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống bất thành của Henry A. Wallace; và năm 1949 ông ủng hộ hai hội nghị hòa bình và ký vào thỉnh nguyện phản đối cuộc Bạo loạn Peekskill.[270]
  23. Chaplin ban đầu ấp ủ Limelight như một tiểu thuyết mà ông đã viết nhưng không định dành để công bố.[274]
  24. Trước khi rời Mỹ, Chaplin đã viết giấy bảo đảm cho vợ quyền xử lý tài sản của ông.[287]
  25. Robinson phỏng đoán rằng Thụy Sĩ có thể được chọn vì nó "có vẻ là nhiều thuận lợi nhất xét từ góc độ tài chính."[289]
  26. Little Man ("Con người Nhỏ bé" ám chỉ vóc dáng của nhân vật Tramp, nhại lại quả bom nguyên tử đầu tiên tên Little Boy
  27. Danh hiệu này đã hai lần được đề xuất vào các năm 1931 và 1956, nhưng bị phủ quyết sau khi báo cáo Văn phòng Đối ngoại (tức Bộ Ngoại giao) Anh nêu lên quan ngại về những quan điểm chính trị và đời sống cá nhân của Chaplin. Họ sợ rằng hành động ban tước sẽ làm hủy hoại danh tiếng của hệ thống ban tước Anh cũng như quan hệ với Hoa Kỳ.[326]
  28. Mặc dù yêu cầu tang lễ theo Anh giáo, Chaplin dường như tin vào thuyết bất khả tri. Trong tự truyện của mình ông viết, "Tôi không phải người tin đạo theo nghĩa giáo lý... Tôi không tin cũng không phải bác bỏ đức tin vào bất cứ thứ gì... Đức tin của tôi thuộc về thứ chưa biết, trong đó chúng ta không hiểu được bằng lý trí; tôi tin rằng... trong địa hạt của thứ chưa biết có một sức mạnh vô hạn của điều thiện."[329]
  29. Stan Laurel, bạn diễn chung với Chaplin ở công ty nhớ lại rằng các kịch vui ngắn của Karno thường chèn vào "một chút tình cảm vào chính giữa lúc chuyển cảnh hài hước."[339]
  30. Mặc dù phim đã được phát hành năm 1952, nó không hiện diện ở Los Angeles đủ một tuần theo tiêu chuẩn đề cử do cấm vận, cho tới năm 1972.[406]
  31. Vào ngày kỉ niệm 16 tháng 4, City Lights được chiếu lại tại Nhà hát Dominion ở Luân Đôn, chính là nơi đã khởi chiếu phim này ở Anh vào năm 1931.[444]Tại Hollywood, người ta chiếu lại phiên bản phục dựng của How to Make Movies tại xưởng phim cũ của ông, và ở Nhật Bản, một buổi hòa nhạc tổ chức để vinh danh ông. Các buổi triển lãm tác phẩm của ông diễn ra năm đó tại Rạp chiếu phim Quốc gia Luân Đôn,[445] the Munich Stadtmuseum[445]Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York, nơi cũng có một triển lãm ảnh, hiện vật dành riêng cho ông mang tên, Chaplin: A Centennial Celebration.[446]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Charlie_Chaplin //nla.gov.au/anbd.aut-an35833702 http://people.ucalgary.ca/~tstronds/nostalghia.com... http://web.viu.ca/davies/H323Vietnam/CharlieChapli... http://archives.24heures.ch/vaud-regions/actu/trac... http://www.elysee.ch/en/collections/chaplin-at-the... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F047137.php http://www.illustre.ch/Charlie-Chaplin-Charlot_569... http://www.rts.ch/info/suisse/3490412-vevey-les-to... http://www.afi.com/100Years/movies10.aspx http://www.britannica.com/EBchecked/topic/106116